Bạn đang có dự định đi du lịch, thăm người thân tại các nước như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan… thuộc khối liên minh Châu Âu. Có phải bạn đang có những lo âu như :
– Tôi nên xin vào nước nào trong khối liên minh Châu Âu thì dễ đậu Visa hơn?
– Tôi cần những hồ sơ gì?
– Có quá nhiều giấy tờ tôi chưa biết phải bắt đầu từ đâu?
– Tôi chưa từng đi những nước trên.
Việc xin Visa Châu Âu (Visa Schengen) đòi hỏi nhiều thủ tục mà bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Dịch vụ Visa Happy sẽ chia sẻ kinh nghiệm xin Visa Chậu Âu từ A đến Z, để bạn chuẩn bị hồ sơ xin Visa Châu Âu đầy đủ và thuận tiện nhất.
Visa Châu Âu là Visa cho phép du khách được nhập cảnh vào 26 quốc gia châu Âu nằm trong khối Schengen. Những nước này bao gồm: Pháp, Đức, Na Uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Bỉ, Ba Lan, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Luxembourg, Liechtenstein.
Nếu bạn có ý định chỉ đến 1 nước trong khối Schengen, bạn phải nộp hồ sơ xin thị thực tại cơ quan Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán của đất nước đó.
Nếu bạn có ý định đến 2 nước trở lên trong khối Schengen trong cùng 1 chuyến đi, bạn phải nộp hồ sơ xin Visa Schengen tại cơ quan Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán của đất nước mà bạn lưu trú lại lâu nhất. Hoặc nếu thời gian lưu trú ở các nước bằng nhau bạn phải nộp hồ sơ xin thị thực tại cơ quan Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán của đất nước mà bạn đến đầu tiên.
Ngoài ra, có một số nước như Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha… yêu cầu giấy tờ phải hợp pháp hóa lãnh sự (để kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu. Lưu ý rằng việc hợp pháp hóa lãnh sự chỉ được thực hiện trên bản gốc hoặc bản sao từ sổ gốc được làm tại các Cơ quan hành chính công nơi cấp giấy tờ đó. Đại sứ quán không thể hợp pháp hóa các bản sao y bản chính, các bản sao hoặc các giấy tờ tư (hợp đồng, v.v.)
Về giấy tờ hồ sơ xin visa Châu Âu sẽ tùy vào nước bạn đến nộp hồ sơ và loại visa nên sẽ có những yêu cầu khác nhau về thủ tục. Nhìn chung sẽ có những hồ sơ thủ tục cơ bản như sau:
1. Các văn bản không thể thiếu khi nộp hồ sơ:
+ Mẫu đơn xin Visa Schengen: điền rõ ràng, ghi ngày và ký tên
+ 02 hình thẻ đáp ứng đủ các tiêu chí: khổ hình 3.5 cm x 4.5 cm, phông trắng, phóng to 80% mặt, tóc không che tai, không che chân mày, không trùng áo với visa khác được cấp trong hộ chiếu.
+ Hộ chiếu có hiệu lực, được cấp không quá 10 năm, còn giá trị ít nhất ba tháng sau ngày rời khỏi lãnh thổ các nước thành viên Schengen, còn ít nhất 2 trang trắng: Nộp bản chính và bản Photocopy tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có). Nếu hộ chiếu của bạn từng đi các nước trong châu Âu; Anh, Mỹ và Australia hay Nhật và Hàn Quốc, tỷ lệ đậu sẽ cao hơn. Nếu đổi hộ chiếu mới, bạn phải nộp kèm hộ chiếu cũ để Lãnh sự kiểm tra biết bạn từng có Visa của những nước này.
+ Hộ khẩu thường trú và giấy chứng nhận kết hôn. (Nếu có gia đình)
+ Giấy khai sinh (nếu đi cùng con/ ba mẹ/ anh chị em)
+ Thẻ học sinh, sinh viên hoặc giấy xác nhận đang học tại trường có mộc và chữ ký của ban lãnh đạo trường. Đơn xin nghỉ phép có xác nhận của trường (nếu đang trong thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ thì không cần đơn)
Lưu ý: lệ phí hồ sơ không được hoàn lại trong trường hợp bạn bị từ chối cấp thị thực.
Giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi:
Đi du lịch hoặc mục đích cá nhân:
Thư mời của một cá nhân trong trường hợp lưu trú tại nhà của cá nhân này.
Giấy xác nhận đăng kí trong trường hợp tham gia du lịch theo nhóm (tour) hoặc một giấy tờ khác phù hợp có thông tin về chương trình du lịch dự kiến.
Trong trường hợp quá cảnh, thị thực hoặc giấy phép nhập cảnh vào quốc gia nơi đổi máy bay. Vé máy bay tiếp theo cho chuyến đi.
Đi công tác:
Giấy mời của một công ty hay một chính quyền để tham dự các cuộc gặp mặt, hội nghị hay sự kiện thương mại, công nghiệp hay nghề nghiệp.
HOẶC các bằng chứng về mối quan hệ thương mại hay nghề nghiệp : hợp đồng, hóa đơn,…
HOẶC thẻ ra vào các hội chợ, hội nghị, các giấy tờ xác nhận hoạt động của doanh nghiệp, lệnh công tác
Đi học hoặc đi đào tạo:
Xác nhận ghi danh tại một cơ sở giáo dục.
Thẻ sinh viên của một cơ sở giáo dục tại nước đó hay giấy tờ mô tả khóa học mà đương đơn sẽ theo học (trong trường hợp giấy ghi danh không có các thông tin này)
Ngoài yêu cầu của Đại sứ quán, bạn có thể làm thêm một bản kế hoạch du lịch gồm những nơi mình đến cũng như tham quan. Bạn hãy trình bày cụ thể để Đại sứ quán thấy mình nghiêm túc trong việc xin Visa du lịch ở nước bạn.
Giấy tờ chứng minh công việc:
Đối với quý khách hiện đang đi làm:
+ Hợp đồng lao động. (giấy xác nhận lương nếu trong hợp đồng không ghi mức lương cụ thể)
+ Đơn xin nghỉ phép bản gốc, quyết định bổ nhiệm (nếu có). Đơn phải được viết bằng tiếng Anh.
(Trường hợp khách không có hợp đồng lao động thì cần có giấy xác nhận bản chính có mộc công ty đang công tác, chức vụ gì, mức lương bao nhiêu)
+ Xác nhận lương 3 tháng gần nhất (nếu nhận lương bằng tiền mặt) / sao kê tài khoản ngân hảng 3 tháng gần nhất (nếu nhận tiền lương qua chuyển khoản ngân hàng).
Đối với Quý khách đang kinh doanh, buôn bán:
+ Giấy phép kinh doanh + Biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (nếu có phát sinh tiền thuế phải nộp). Bạn cần dịch sang tiếng Anh kèm theo công chứng.
Đối với Quý khách đã về hưu:
+ Thẻ hưu trí sao y bản chính/ Sổ lĩnh tiền hưu trí / Quyết định nghỉ hưu
Đối với quý khách là tăng ni / tu sĩ:
+ Thẻ tăng ni/tu sĩ sao y bản chính + quyết định cho nghỉ phép.
Các nguồn thu nhập khác:
+ Hợp đồng cho thuê nhà, xe, đất có công chứng (nếu có nhà, đất, xe cho thuê).
Chứng minh tài chính:
Bạn cần sổ tiết kiệm từ 200 triệu trở lên và có thời hạn gửi trên 3 tháng. Hãy lên ngân hàng xin giấy xác nhận số dư (bản song ngữ).
Bên cạnh đó, bạn cần sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất. Nếu đã lên kế hoạch đi châu Âu, bạn nên tạo một vài giao dịch gửi tiền qua lại. Khi nhìn vào, Lãnh sự sẽ thấy bảng sao kê thuyết phục hơn là không có giao dịch nào.
Lưu ý: Đối với trẻ em dưới 18 tuổi
+ Giấy cho phép do cha và mẹ viết và kí tên.
+ Bản sao hộ chiếu của cha và mẹ (hoặc giấy tùy thân khác có ảnh).
+ Giấy tờ chứng minh mối liên hệ gia đình.
Khối Schengen cho phép bạn xin visa trước 3 tháng so với ngày khởi hành. Bạn cần xin Visa ở nước mà bạn lưu trú đầu tiên hoặc lâu nhất. Thời gian xét duyệt visa khoảng từ 2 đến 3 tuần, thời hạn visa tối đa là 90 ngày. Tuy nhiên tùy từng hồ sơ và từng nước có thể được lâu hơn. Cơ quan ngoại giao nơi bạn xin visa sẽ đóng dấu vào trang trống trong hộ chiếu của bạn với những thông tin chẳng hạn như loại A (quá cảnh sân bay), loại C (ngắn hạn) hoặc D (dài hạn)
Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm để bạn có thể xin Visa Châu Âu một cách dễ dàng hơn. Nếu có thắc mắc và cần biết rõ hơn những thông tin chi tiết, nắm chắc Visa trong tay, bạn có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực Visa của Dịch vụ Visa Happy.